TƯỞNG NIỆM CỐ TỔNG THỐNG VIỆT NAM CỘNG HOÀ
NGUYỄN VĂN THIỆU
(Ngày 3 Tháng 10, 2009)
Kính thưa Tổng Thống Phu Nhân
Kính thưa quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo
Kính thưa các bậc trưởng thượng cùng các bạn trong hàng ngũ Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hoà
Kính thưa quý đồng hương
Kính thưa quý vị
Tôi vô cùng cảm kích trước sự hiện diện đông đủ và trang trọng của quý vị trong buổi lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu của nền Đệ Nhị Cộng Hoà do chúng tôi cùng một số anh em đứng ra tổ chức hôm nay. Tôi xin thành kính cám ơn và trang trọng kính chào quý vị.
Kính thưa quý vị,
Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã vĩnh viễn ra đi từ 8 năm nay, và đây là lần đầu tiên chúng ta làm lễ tưởng niệm người ở tại đây, tại Thủ Đô của người Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản ở Nam California. Năm này cũng là năm thứ 34 sau ngày Cộng Sản Bắc Việt xoá bỏ Hiệp Định Paris, xua quân tiến chiếm Miền Nam tự do, đặt ách toàn trị khắc nghiệt lên đầu cổ người dân Việt.
Ba mươi bốn năm dưới ách đô hộ của Cộng Sản Bắc Việt, và tám năm vắng bóng vị Tổng Thống mở đầu của nền Đệ Nhị Cộng Hoà, chắc cũng là thời gian tạm đủ để chúng ta nhìn lại quá khứ, tìm lại giá trị thật sự của một chế độ chính trị đúng và tốt, cũng như giá trị của người lãnh đạo hết sức xứng đáng của chế độ đúng và tốt đó.
Chế độ chính trị của nền Đệ Nhị Cộng Hoà tựa trên căn bản con người là một nhân vị, một sinh vật linh thiêng, có văn hoá, có giá trị cao cả hơn tất cả các giống vật trên đời này. Từ căn bản triết lý đó, Việt Nam Cộng Hoà công nhận quyền tự do, hạnh phúc, bình đẳng của mọi người. Hiến Pháp Việt Nam Đệ Nhị Cộng Hoà, thành hình ngày 1 tháng 4, 1967, phân định rõ ràng ba quyền Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp. Tổng Thống, đứng đầu Hành Pháp, cũng như các Nghị Sĩ và Dân Biểu của Thượng và Hạ Viện của khối Lập Pháp đều do dân bầu lên qua những cuộc đầu phiếu tự do, thể hiện đúng tinh thần dân chủ thường thấy ở các nước tự do tiến bộ trên thế giới. Đứng đầu Tư Pháp là Tối Cao Pháp Viện với chín vị Thẩm Phán được Hành Pháp và Lập Pháp lựa chọn trong số những thẩm phán có nhiều uy tín, hiểu biết và kinh nghiệm trong nghề. Nhờ ở chế độ chính trị thích hợp đó mà đất nước của chúng ta được phát triển mạnh mẽ mặc dù chúng ta phải đương đầu với sự tấn công phá hoại không ngừng leo thang của Cộng Sản Bắc Việt. Ở những nơi Việt Nam Cộng Hoà làm chủ tình thế, dân chúng được ấm no, hạnh phúc, được hưởng quyền tự do dân chủ như người dân các nước tân tiến. Các bộ Y Tế, Xã Hội, Lao Động có đủ phương tiện và nhân sự để phục vụ cho đồng bào. Chúng ta có nhiều bệnh viện, trang bị tối tân, có nhiều bác sĩ, dược sĩ, cán sự y tế có đầy đủ khả năng để bảo vệ sức khoẻ cho đồng bào, không phải cho người đi ra nước ngoài vận động xin xỏ đồng hương giúp đở cứu trợ như ta thường thấy ngày nay. Ở địa hạt giáo dục, Việt Nam Cộng Hoà đạt được nhiều thành quả vô cùng tốt đẹp dù là đang trong thời kỳ chiến tranh.
Trường Trung Học Đệ Nhị Cấp đã có ở mỗi quận, và Trung Học Tỉnh Hạt đã được xây dựng ỡ nhiều xã. Ở bậc đại học, ngoài các đại học nổi tiếng đã có ở Sài Gòn, Huế, Cần Thơ, Đà Lạt,, chúng ta đã có thêm các đại học cộng đồng Tiền Giang (Mỹ Tho) và Duyên Hải (Nha Trang) với hai đại học Quảng Đà và Qui Nhơn trên đà thành hình. Sự phát triển nhanh chóng của các trường Trung Tiểu học và Đại học đã đáp ứng nhu cầu học hỏi lớn lao của số người trong lứa tuổi đi học, đồng thời nâng cao phẩm chất của nền giáo dục quốc gia theo đúng tinh thần nhân bản, dân tộc và khai phóng được ghi trong Hiến Pháp. Về quân sự, quân lực Việt Nam Cộng Hoà hùng mạnh nhất Đông Nam Á, đã bao lần chiến thắng quân Cộng Sản Bắc Việt trên nhiều chiến trường Miền Nam. Nhưng tất cả những gì làm nên bức tranh tốt đẹp đó bổng bị bôi xoá đi một cách phủ phàng, phi nhân và phi lý, bởi những thế lực ngoài tầm tay kiểm soát của quân dân Miền Nam trong những tháng ngày đen tối nhất của lịch sử. Vì quyền lợi của dân Mỹ, của nước Mỹ, vì sự tồn tại của một ông Tổng Thống, Hoa Kỳ đã bán đứng đồng minh Việt Nam cho Cộng Sản Hà Nội và Trung Cộng. Lúc đầu dư luận cứ đổ tội cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và những cộng sự viên của ông đã làm mất nước. Nhưng theo thời gian, nhiều tài liệu lịch sử được phơi bày, nhiều hồ sơ được bạch hoá, và người ta đã thấy rõ, trước lập trường “bốn không” của ông, những ai đã buộc Tổng Thống VNCH phải ký Hiệp Định Paris, những ai đã quyết định chấm dứt viện trợ cho VNCH, những ai đã nhắm mắt trước sự xâm lấn của CS Bắc Việt, những ai đã gây áp lực mạnh mẽ buộc Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức? Câu trả lời bây giờ đã rõ. Cũng theo thời gian người ta càng thấy rõ bộ mặt thật của Cộng Sản Quốc Tế, Cộng Sản Trung Hoa và tay sai là Cộng Sản Hà Nội. “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm”, lời nói đó của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu được người dân ghi nhớ và kiểm nghiệm.
Người ta thấy rõ hậu quả tai hại hết sức lớn lao của chế độ toàn trị sai lầm mà đảng Cộng Sản đã áp dụng ở Việt Nam từ Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẫn trước kia, đến Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười gần đây, và Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng hiện giờ. Chưa bao giờ người dân vùng đông bằng sông Cửu Long đói rách, khổ sở như bây giờ. Cảnh nhiều học sinh bỏ học, cảnh nhiều cô gái bán mình cho người ngoại quốc, hay đi làm nghề bán trôn nuôi miệng chưa bao giờ tồi tệ đến như hiện nay.
Nông dân không còn ruộng để làm, công nhân bị chủ nhân toa rập với tổ chức chính quyền bốc lột đến xương tuỷ, ngư dân không còn ngư trường để làm ăn sinh sống, đồng bào thiểu số phải rời bỏ cao nguyên để đất đai lại cho Tàu làm chủ, cả một thảm trạng đau thương đổ xuống đầu người dân Việt. Đất đai dọc theo biên giới Việt Trung, Vịnh Bắc Việt, Biển Đông tất cả mất dần vào tay Trung Cộng, tình cảnh đất nước chúng ta chưa bao giờ nguy khốn bi đát như bây giờ. Tất cả đều chỉ vì Cộng Sản Bắc Việt, tay sai của Cộng Sản Trung Hoa, cúi đầu làm việc cho Tàu Cộng, thi hành một chánh sách cai trị hết sức ác nghiệt làm thiệt hại vô cùng cho tổ quốc và nhân dân.
Càng cảm nhận cái tệ hại của chế độ chính trị hiện tại của Cộng Sản BắcViệt, người ta càng thấy luyến tiếc chế độ Đệ Nhị Công Hoà. Chế độ cộng sản càng xấu xa thoái hoá bao nhiêu càng làm nổi bật cái tốt đẹp tiến bộ của chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà bấy nhiêu. Một bên là độc tài, toàn trị, áp chế người dân, tước đoạt mọi quyền tự do của con người, biến con người thành công cụ phục vụ cho Đảng Cộng Sản, nhất là làm giàu kinh khủng cho các đảng viên cao cấp. Một bên là dân chủ thực sự với tinh thần nhân bản, lấy con người làm cứu cánh, tôn trọng quyền làm người, tôn trọng tự do, hạnh phúc của mọi người. Chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà là như vậy, và đó là chế độ chính trị lý tưởng mà mọi người đều yêu thích và mong muốn.
Nghĩ đến Đệ Nhị Cộng Hoà là phải nghĩ đến những người đã sinh ra nó, và nhất là người lãnh đạo đã phát triển và bảo vệ nó trong suốt hai nhiệm kỳ Tổng Thống. Manh nha từ Đệ Nhất Cộng Hoà, chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà được phát huy tiến bộ hơn bởi những nhà Lập Pháp nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong tổ chức cơ cấu chính thể. Người quan trọng nhất, đắc cử Tổng Thống theo Hiến Pháp này, trong suốt hai nhiệm kỳ, từ 1967 đến 1975, đã kiên trì bảo vệ Hiến Pháp, tổ chức chính phủ theo cấu trúc của Hiến Pháp, phát triển đất nước theo đường hướng của Hiến Pháp, lãnh đạo dân quân cán chính đi đúng con đường tốt đẹp của chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Bảo vệ Hiến Pháp. là bảo vệ tự do hạnh phúc của người dân, bảo toàn lãnh thổ, và tất nhiên là phải mạnh dạn chống Cộng Sản đôc tài, chống sự đem đất nước và dân tộc Việt Nam làm đất nước và dân tộc bộ phận của Cộng Sản Quốc Tế, hay Cộng Sản Trung Quốc.
Kính thưa quý vị,
Tưởng niệm cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu hôm nay, chúng ta tưởng niệm vị Tổng Thống quan trọng của nền Đệ Nhị Cộng hoà, đã hết lòng hết sức trong suốt 8 năm trời, lèo lái con thuyền tự do, nhân bản của Việt Nam trong việc bảo vệ Hiến Pháp, phát triển đất nước theo con đường tiến bộ tốt đẹp của nhân loại.
Nhưng tưởng niệm không phải là chỉ để nhớ lại mà còn là để nhắc nhở chúng ta hãy kết hợp lại, củng cố chế độ chính trị tốt đẹp của chúng ta, gây ý thức về chế độ tốt đẹp đó trong các thế hệ về sau để khi có cơ hội trỡ về nước xây dựng lại chế độ tốt đẹp đó ở trong nước.
Chỉ có chế độ tốt đẹp đó mới có thể đem lại tự do, dân chủ, và hạnh phúc cho nhân dân, đưa nước nhà tới chổ tiến bộ, phồn thịnh, và mới có thể vận dụng được sức mạnh của toàn dân bảo vệ lãnh thổ chóng lại sự xâm lăng từ phương Bắc. Trong tinh thần đó chúng ta hãy cùng nguyện cầu hồn thiêng cố Tổng Thống linh ứng phù hộ cho đàn em vững vàng tiến bước trên con đường phục vụ cho đất nước và dân tộc.
Xin trân trọng cám ơn và kính chào quý vị.
Nguyễn Thanh Liêm, Ph.D.
Trưởng Ban Tổ Chức Lễ Húy Nhật VIII
Cựu Thứ Trưởng Bộ Văn Hoá Giáo Dục và Thanh Niên, Việt Nam Cộng Hoà,
Chủ Tịch hội Lăng Ông – Lê Văn Duyệt Foundation
Chủ Biên Tập San Nghiên Cứu Văn Hoá Đồng Nai Cửu Long
NGUYỄN VĂN THIỆU
(Ngày 3 Tháng 10, 2009)
Kính thưa Tổng Thống Phu Nhân
Kính thưa quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo
Kính thưa các bậc trưởng thượng cùng các bạn trong hàng ngũ Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hoà
Kính thưa quý đồng hương
Kính thưa quý vị
Tôi vô cùng cảm kích trước sự hiện diện đông đủ và trang trọng của quý vị trong buổi lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu của nền Đệ Nhị Cộng Hoà do chúng tôi cùng một số anh em đứng ra tổ chức hôm nay. Tôi xin thành kính cám ơn và trang trọng kính chào quý vị.
Kính thưa quý vị,
Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã vĩnh viễn ra đi từ 8 năm nay, và đây là lần đầu tiên chúng ta làm lễ tưởng niệm người ở tại đây, tại Thủ Đô của người Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản ở Nam California. Năm này cũng là năm thứ 34 sau ngày Cộng Sản Bắc Việt xoá bỏ Hiệp Định Paris, xua quân tiến chiếm Miền Nam tự do, đặt ách toàn trị khắc nghiệt lên đầu cổ người dân Việt.
Ba mươi bốn năm dưới ách đô hộ của Cộng Sản Bắc Việt, và tám năm vắng bóng vị Tổng Thống mở đầu của nền Đệ Nhị Cộng Hoà, chắc cũng là thời gian tạm đủ để chúng ta nhìn lại quá khứ, tìm lại giá trị thật sự của một chế độ chính trị đúng và tốt, cũng như giá trị của người lãnh đạo hết sức xứng đáng của chế độ đúng và tốt đó.
Chế độ chính trị của nền Đệ Nhị Cộng Hoà tựa trên căn bản con người là một nhân vị, một sinh vật linh thiêng, có văn hoá, có giá trị cao cả hơn tất cả các giống vật trên đời này. Từ căn bản triết lý đó, Việt Nam Cộng Hoà công nhận quyền tự do, hạnh phúc, bình đẳng của mọi người. Hiến Pháp Việt Nam Đệ Nhị Cộng Hoà, thành hình ngày 1 tháng 4, 1967, phân định rõ ràng ba quyền Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp. Tổng Thống, đứng đầu Hành Pháp, cũng như các Nghị Sĩ và Dân Biểu của Thượng và Hạ Viện của khối Lập Pháp đều do dân bầu lên qua những cuộc đầu phiếu tự do, thể hiện đúng tinh thần dân chủ thường thấy ở các nước tự do tiến bộ trên thế giới. Đứng đầu Tư Pháp là Tối Cao Pháp Viện với chín vị Thẩm Phán được Hành Pháp và Lập Pháp lựa chọn trong số những thẩm phán có nhiều uy tín, hiểu biết và kinh nghiệm trong nghề. Nhờ ở chế độ chính trị thích hợp đó mà đất nước của chúng ta được phát triển mạnh mẽ mặc dù chúng ta phải đương đầu với sự tấn công phá hoại không ngừng leo thang của Cộng Sản Bắc Việt. Ở những nơi Việt Nam Cộng Hoà làm chủ tình thế, dân chúng được ấm no, hạnh phúc, được hưởng quyền tự do dân chủ như người dân các nước tân tiến. Các bộ Y Tế, Xã Hội, Lao Động có đủ phương tiện và nhân sự để phục vụ cho đồng bào. Chúng ta có nhiều bệnh viện, trang bị tối tân, có nhiều bác sĩ, dược sĩ, cán sự y tế có đầy đủ khả năng để bảo vệ sức khoẻ cho đồng bào, không phải cho người đi ra nước ngoài vận động xin xỏ đồng hương giúp đở cứu trợ như ta thường thấy ngày nay. Ở địa hạt giáo dục, Việt Nam Cộng Hoà đạt được nhiều thành quả vô cùng tốt đẹp dù là đang trong thời kỳ chiến tranh.
Trường Trung Học Đệ Nhị Cấp đã có ở mỗi quận, và Trung Học Tỉnh Hạt đã được xây dựng ỡ nhiều xã. Ở bậc đại học, ngoài các đại học nổi tiếng đã có ở Sài Gòn, Huế, Cần Thơ, Đà Lạt,, chúng ta đã có thêm các đại học cộng đồng Tiền Giang (Mỹ Tho) và Duyên Hải (Nha Trang) với hai đại học Quảng Đà và Qui Nhơn trên đà thành hình. Sự phát triển nhanh chóng của các trường Trung Tiểu học và Đại học đã đáp ứng nhu cầu học hỏi lớn lao của số người trong lứa tuổi đi học, đồng thời nâng cao phẩm chất của nền giáo dục quốc gia theo đúng tinh thần nhân bản, dân tộc và khai phóng được ghi trong Hiến Pháp. Về quân sự, quân lực Việt Nam Cộng Hoà hùng mạnh nhất Đông Nam Á, đã bao lần chiến thắng quân Cộng Sản Bắc Việt trên nhiều chiến trường Miền Nam. Nhưng tất cả những gì làm nên bức tranh tốt đẹp đó bổng bị bôi xoá đi một cách phủ phàng, phi nhân và phi lý, bởi những thế lực ngoài tầm tay kiểm soát của quân dân Miền Nam trong những tháng ngày đen tối nhất của lịch sử. Vì quyền lợi của dân Mỹ, của nước Mỹ, vì sự tồn tại của một ông Tổng Thống, Hoa Kỳ đã bán đứng đồng minh Việt Nam cho Cộng Sản Hà Nội và Trung Cộng. Lúc đầu dư luận cứ đổ tội cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và những cộng sự viên của ông đã làm mất nước. Nhưng theo thời gian, nhiều tài liệu lịch sử được phơi bày, nhiều hồ sơ được bạch hoá, và người ta đã thấy rõ, trước lập trường “bốn không” của ông, những ai đã buộc Tổng Thống VNCH phải ký Hiệp Định Paris, những ai đã quyết định chấm dứt viện trợ cho VNCH, những ai đã nhắm mắt trước sự xâm lấn của CS Bắc Việt, những ai đã gây áp lực mạnh mẽ buộc Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức? Câu trả lời bây giờ đã rõ. Cũng theo thời gian người ta càng thấy rõ bộ mặt thật của Cộng Sản Quốc Tế, Cộng Sản Trung Hoa và tay sai là Cộng Sản Hà Nội. “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm”, lời nói đó của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu được người dân ghi nhớ và kiểm nghiệm.
Người ta thấy rõ hậu quả tai hại hết sức lớn lao của chế độ toàn trị sai lầm mà đảng Cộng Sản đã áp dụng ở Việt Nam từ Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẫn trước kia, đến Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười gần đây, và Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng hiện giờ. Chưa bao giờ người dân vùng đông bằng sông Cửu Long đói rách, khổ sở như bây giờ. Cảnh nhiều học sinh bỏ học, cảnh nhiều cô gái bán mình cho người ngoại quốc, hay đi làm nghề bán trôn nuôi miệng chưa bao giờ tồi tệ đến như hiện nay.
Nông dân không còn ruộng để làm, công nhân bị chủ nhân toa rập với tổ chức chính quyền bốc lột đến xương tuỷ, ngư dân không còn ngư trường để làm ăn sinh sống, đồng bào thiểu số phải rời bỏ cao nguyên để đất đai lại cho Tàu làm chủ, cả một thảm trạng đau thương đổ xuống đầu người dân Việt. Đất đai dọc theo biên giới Việt Trung, Vịnh Bắc Việt, Biển Đông tất cả mất dần vào tay Trung Cộng, tình cảnh đất nước chúng ta chưa bao giờ nguy khốn bi đát như bây giờ. Tất cả đều chỉ vì Cộng Sản Bắc Việt, tay sai của Cộng Sản Trung Hoa, cúi đầu làm việc cho Tàu Cộng, thi hành một chánh sách cai trị hết sức ác nghiệt làm thiệt hại vô cùng cho tổ quốc và nhân dân.
Càng cảm nhận cái tệ hại của chế độ chính trị hiện tại của Cộng Sản BắcViệt, người ta càng thấy luyến tiếc chế độ Đệ Nhị Công Hoà. Chế độ cộng sản càng xấu xa thoái hoá bao nhiêu càng làm nổi bật cái tốt đẹp tiến bộ của chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà bấy nhiêu. Một bên là độc tài, toàn trị, áp chế người dân, tước đoạt mọi quyền tự do của con người, biến con người thành công cụ phục vụ cho Đảng Cộng Sản, nhất là làm giàu kinh khủng cho các đảng viên cao cấp. Một bên là dân chủ thực sự với tinh thần nhân bản, lấy con người làm cứu cánh, tôn trọng quyền làm người, tôn trọng tự do, hạnh phúc của mọi người. Chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà là như vậy, và đó là chế độ chính trị lý tưởng mà mọi người đều yêu thích và mong muốn.
Nghĩ đến Đệ Nhị Cộng Hoà là phải nghĩ đến những người đã sinh ra nó, và nhất là người lãnh đạo đã phát triển và bảo vệ nó trong suốt hai nhiệm kỳ Tổng Thống. Manh nha từ Đệ Nhất Cộng Hoà, chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà được phát huy tiến bộ hơn bởi những nhà Lập Pháp nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong tổ chức cơ cấu chính thể. Người quan trọng nhất, đắc cử Tổng Thống theo Hiến Pháp này, trong suốt hai nhiệm kỳ, từ 1967 đến 1975, đã kiên trì bảo vệ Hiến Pháp, tổ chức chính phủ theo cấu trúc của Hiến Pháp, phát triển đất nước theo đường hướng của Hiến Pháp, lãnh đạo dân quân cán chính đi đúng con đường tốt đẹp của chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Bảo vệ Hiến Pháp. là bảo vệ tự do hạnh phúc của người dân, bảo toàn lãnh thổ, và tất nhiên là phải mạnh dạn chống Cộng Sản đôc tài, chống sự đem đất nước và dân tộc Việt Nam làm đất nước và dân tộc bộ phận của Cộng Sản Quốc Tế, hay Cộng Sản Trung Quốc.
Kính thưa quý vị,
Tưởng niệm cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu hôm nay, chúng ta tưởng niệm vị Tổng Thống quan trọng của nền Đệ Nhị Cộng hoà, đã hết lòng hết sức trong suốt 8 năm trời, lèo lái con thuyền tự do, nhân bản của Việt Nam trong việc bảo vệ Hiến Pháp, phát triển đất nước theo con đường tiến bộ tốt đẹp của nhân loại.
Nhưng tưởng niệm không phải là chỉ để nhớ lại mà còn là để nhắc nhở chúng ta hãy kết hợp lại, củng cố chế độ chính trị tốt đẹp của chúng ta, gây ý thức về chế độ tốt đẹp đó trong các thế hệ về sau để khi có cơ hội trỡ về nước xây dựng lại chế độ tốt đẹp đó ở trong nước.
Chỉ có chế độ tốt đẹp đó mới có thể đem lại tự do, dân chủ, và hạnh phúc cho nhân dân, đưa nước nhà tới chổ tiến bộ, phồn thịnh, và mới có thể vận dụng được sức mạnh của toàn dân bảo vệ lãnh thổ chóng lại sự xâm lăng từ phương Bắc. Trong tinh thần đó chúng ta hãy cùng nguyện cầu hồn thiêng cố Tổng Thống linh ứng phù hộ cho đàn em vững vàng tiến bước trên con đường phục vụ cho đất nước và dân tộc.
Xin trân trọng cám ơn và kính chào quý vị.
Nguyễn Thanh Liêm, Ph.D.
Trưởng Ban Tổ Chức Lễ Húy Nhật VIII
Cựu Thứ Trưởng Bộ Văn Hoá Giáo Dục và Thanh Niên, Việt Nam Cộng Hoà,
Chủ Tịch hội Lăng Ông – Lê Văn Duyệt Foundation
Chủ Biên Tập San Nghiên Cứu Văn Hoá Đồng Nai Cửu Long
No comments:
Post a Comment