Chánh
quyền cộng sản Hà Nội đã cố tình tỏ ra thờ ơ, lạnh nhạt trước tin Tổng
thống Nguyễn Văn Thiệu qua đời. Nguyên nhân then chốt dẫn đến sự lạnh
nhạt cố tình và thái độ thù nghịch của chánh quyền Hà Nội đối với Tổng
thống Thiệu chính là do sự sáng suốt nhìn rõ bản chất biển lận của cộng
sản và lập trường chống cộng trước sau như một của Tổng thống Nguyễn
Văn Thiệu trong suốt những năm dài của cuộc chiến tranh VN.
Là
một người Việt yêu nước, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã có thời đi theo
Việt Minh với ước vọng phụng sự cho đất nước. Nhưng chỉ trong thời
gian ngắn, ông đã nhìn rõ bộ mặt tàn nhẫn của Việt Minh nên nhanh chóng
từ bỏ. Tổng thống Thiệu, dù ở bất cứ cấp bậc nào hay cương vị nào, ông
cũng không bao giờ chấp nhận thương thuyết, thỏa hiệp hay có bất cứ ảo
tưởng nào về cộng sản. Chính nhờ vậy, lập trường chống cộng 4 không, và
câu tuyên bố của ông đã trở thành chân lý.
Cho
đến khi Mỹ bắt tay với cộng sản để thông qua Hiệp Định Ba Lê với những
điều khoản vô cùng phi lý, có nguy cơ bức tử VNCH, Tổng thống Nguyễn
Văn Thiệu là một trong những người Việt hiếm có nhìn rõ nguy cơ đó và
dám công khai chống lại Tổng thống Nixon và ngoại trưởng Kissinger. Sau
này, trước sự đe dọa Mỹ sẽ cắt viện trợ, trước thái độ Mỹ sẵn sàng đơn
phương ký kết hiệp định Ba Lê với CS Bắc Việt bất chấp sự chống đối
của VNCH, và trước những lời cam kết bảo vệ VNCH bằng mọi giá được viết
xuống trên giấy trắng mực đen của Tổng thống Nixon, Tổng thống Nguyễn
Văn Thiệu đành phải ký kết Hiệp Định Ba Lê.
Nhận
thức được vai trò và khả năng vô cùng quan trọng của Tổng thống Thiệu
sẽ là một cản trở to lớn đối với ý đồ thôn tính Miền Nam nên trong
những ngày cuối cùng của tháng 4/75, cộng sản Hà Nội đã tìm đủ trò tháu
cáy và tạo áp lực tối đa với Mỹ để loại trừ tổng thống Thiệu ra khỏi
vị thế quyền lực của chánh phủ VNCH. Hậu quả, với áp lực của Mỹ, với
những lời đe dọa "sẽ có đảo chánh giống như đảo chánh Ngô Đình Diệm"
cộng thêm thái độ chủ hòa, bạc nhược, ảo tưởng hòa hợp hòa giải của một
số tướng lãnh, chính khách. Tổng thống Thiệu không còn cách nào khác
ngoài cách phải từ chức.
Sau
khi tổng thống Thiệu từ chức, cả Mỹ lẫn CS Hà Nội, bằng mọi giá phải
đẩy ông ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Có như vậy, những toan tính thông
đồng giữa Mỹ và CS mới có thể thực hiện, sự an toàn tối đa cho sự triệt
thoát của người Mỹ khỏi Việt Nam mới được bảo vệ, và việc thôn tính
Miền Nam qua vở tuồng hòa hợp hòa giải của CS mới có cơ thành tựu. Đó
là nguyên nhân khiến Tổng thống Thiệu bị buộc phải rời khỏi VN cấp kỳ
ngay sau khi ông từ chức. Trong khi đó, nhiều người VN, cho đến hôm
nay, vẫn cho rằng cuộc ra đi của ông là một sự trốn chạy, một sự phản
bội.
Thậm
chí, chánh quyền CS Hà Nội, mặc dù đã biết rõ, tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu khi rời VN không hề mang bất cứ tấn vàng nào của công qũy, và tài
sản riêng của ông cũng không hề có bất cứ tấn vàng nào như sự đồn đại,
nhưng trong suốt 26 năm qua, CS Hà Nội vẫn rêu rao dựng đứng tin Tổng
thống Thiệu ra đi mang theo 16 tấn vàng ông đã vơ vét.. Ngay cả hôm
nay, khi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nằm xuống, khi mà Phan Thúy Thanh,
phát ngôn viên ngoại giao CS Hà Nội leo lẻo tuyên bố "nghĩa tử là
nghĩa tận", thì trên báo Thanh Niên, báo Nhân Dân, và các cơ quan
truyền thông của CS, vẫn công nhiên lôi chuyện 16 tấn vàng để bôi nhọ
tổng thống Thiệu.
Đồng
ý, trên một số phương diện, vì lý do nào đó, Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu đã không đáp ứng được sự kỳ vọng của những người Việt Nam yêu tự
do. Cụ thể, khi đất nước mất vào tay cộng sản, ông đã không có được cái
hào khí vị quốc tuẫn tiết như tướng Nam, tướng Hưng. Chứng kiến cảnh
đất nước tang thương dưới sự đô hộ của cộng sản, Tổng thống Thiệu cũng
không có được lòng dũng cảm, sự hy sinh, thái độ dấn thân để trở thành
một lãnh tụ kháng chiến theo đuổi con đường phục quốc, giải phóng quê
hương như tướng Hoàng Cơ Minh. Hơn nữa, suốt 25 năm sống tại hảo ngoại,
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã chọn cho ông cuộc sống xa lánh thời
thế, cách biệt mọi nỗi đau buồn của dân tộc, của cộng đồng người Việt
tỵ nạn...
Tuy
nhiên, trên nhiều phương diện, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là một
người có công với đất nước, với dân tộc Việt Nam. Nhứt là trong cương
vị một quân nhân, một vị tướng, ông đã có những đóng góp quan trọng
trong việc xây dựng quân lực VNCH từ thuở còn trứng nước cho đến khi
trở thành một đội quân hùng mạnh, ngăn chặn làn sóng đỏ suốt 15 năm
trời.
Trong
tư cách một vị nguyên thủ quốc gia suốt thời gian ngót 10 năm, Tổng
thống Nguyễn Văn Thiệu đã đặt nền tảng căn bản cho một chủ thuyết và
một thái độ minh bạch không đội trời chung đối với kẻ thù cộng sản. Sự
sáng suốt và thái độ kiên quyết của ông là một trong những yếu tố quan
trọng giúp VNCH hóa giải được những tư tưởng chủ hòa, những thành phần
hòa hợp hòa giải, duy trì được sức mạnh quốc gia, chống chọi được cộng
sản.
Đặc
biệt, trong mối quan hệ với đồng minh đầy quyền lực như Hoa Kỳ, tổng
thống Nguyễn Văn Thiệu đã duy trì một cách vừa khôn khéo vừa cương
quyết mối quan hệ ngoại giao để vừa bảo đảm sự hậu thuẫn liên tục của
Mỹ vừa bảo vệ được chủ quyền quốc gia và tư thế của một vị nguyên thủ.
Nhìn
vào cục diện chiến tranh Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu xuyên suốt
thời gian nhiều thập niên, ta sẽ thấy Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là
một trong những người đã có những đóng góp lớn lao trong công cuộc bảo
vệ VNCH. Đáng tiếc, cho đến tận hôm nay, khi ông vĩnh biệt trần thế,
xem ra chỉ có những người cộng sản, kẻ thù của ông mới âm thầm và hậm
hực đánh giá sức mạnh, tài năng và ý chí của ông một cách đúng đắn. Còn
phần đông chúng ta, vì lý do này hoặc lý do khác, đã không nhìn thấy
hết kích thước tài năng cùng những đóng góp của ông. Đau lòng hơn nữa,
có một số người do hạn chế trình độ, tầm nhìn và tư cách, đã dễ dàng
bị cộng sản tuyên truyền, hễ nói đến tổng thống Thiệu là khư khư cho
rằng, đất nước mất vào tay cộng sản là do tổng thống Thiệu, 16 tấn vàng
không cánh mà bay cũng do tổng thống Thiệu...
Phải
chăng vì cả một phần lớn cuộc đời cống hiến cho mục tiêu chống cộng
bảo vệ quê hương nhưng bất thành, phải chăng vì bị đồng minh phản bội,
đồng bào hiểu lầm, nên trong những năm tháng lưu vong, Tổng thống Thiệu
đã sống trong cô đơn và cay đắng" Phải chăng vì vậy, ngay cả những
chiến hữu thân cận, từng vào sinh ra tử với ông, xem ra cũng hiếm có
người cùng ông chia xẻ ngọt bùi trong tình huynh đệ chi binh cùng ông"
Bây
giờ ông đã vĩnh viễn nằm xuống. Sự ra đi của ông là sự ra đi của một
vị tổng thống từng một thời oanh liệt, hiển hách; của một vị tướng đã
vào sinh ra tử bảo vệ sự tự do của quê hương đất nước trước làn sóng
đỏ. Vậy mà xem ra, đi tìm một sự xúc động chân thành dành cho ông ở
Việt Nam hay ở hải ngoại, là điều rất khó. Phải chăng, đó là bi kịch
chung của tất cả những người có công, có lòng, nhưng đã mất quyền, mất
thế"
Phương Dung